Tổng quát về khái niệm quản trị môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social and Governance – ESG)

Trong 30 năm qua, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc làm thế nào để cải thiện tính bền vững cho hoạt động của doanh nghiệp với việc tạo ra giá trị cân bằng động giữa các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Việc tạo ra giá trị bền vững đòi hỏi các tổ chức phải xem xét việc tích hợp các tiêu chuẩn về môi trường (environmental), xã hội (social) và quản trị (governance) – ESG vào phương pháp quản lý kinh doanh của họ.

• Quản trị môi trường, xã hội và quản trị (Environmental, Social and Governance- ESG) là gì?

ESG là một nhóm các chỉ số phi tài chính được sử dụng để đánh giá các cam kết bền vững của một doanh nghiệp.

E – Khía cạnh môi trường: chỉ ra cách thức các doanh nghiệp sử dụng năng lượng và quản lý các tác động môi trường đến từ các hoạt động kinh doanh trong chuỗi giá trị.

S – Khía cạnh xã hội: nhấn mạnh vào việc tạo ra giá trị của các bên liên quan của doanh nghiệp. Chăm sóc sức khỏe của nhân viên, khách hàng và cộng đồng, tạo ra một nơi làm việc công bằng và an toàn, đưa ra một quy trình hoạt động chuỗi cung ứng có sự tôn trọng là một số ví dụ về khía cạnh xã hội của ESG.

G – Khía cạnh quản trị: bao gồm hệ thống kiểm soát, thực hành và thủ tục để quản lý và đưa ra các quyết định hiệu quả, đảm bảo tính minh bạch, đạo đức kinh doanh và tuân thủ quy định.

• Tại sao ESG lại quan trọng?

Việc tích hợp các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) phù hợp vào quản trị doanh nghiệp được xem xét như một cách để hỗ trợ hoạt động tài chính của các công ty cũng như khả năng phát triển và cạnh tranh của họ.

Ngày càng có nhiều tổ chức tài chính kết hợp các tiêu chuẩn ESG vào các tiêu chí đầu tư của họ. Điều này nói lên rằng các công ty đã thực hiện thành công các chiến lược bền vững và có sự tích hợp ESG xu hướng thu hút các nhà đầu tư hơn.

Hơn nữa, bằng cách phát triển các chiến lược bền vững và tích hợp ESG mạnh mẽ, các công ty đáp ứng được các yêu cầu pháp lý và thương mại ngày càng khắt khe liên quan đến trách nhiệm xã hội và lượng phát thải từ hoạt động sản xuất của họ vào không khí, nước và đất. Do đó, nó giúp công ty thu hút nhiều khách hàng hơn và xây dựng mối quan hệ cộng đồng bền chặt hơn.

Thu hút đầu tư

Ngày càng có nhiều nhà đầu tư tích hợp chỉ số ESG vào các quyết định đầu tư của họ.

Đáp ứng các yêu cầu
pháp lý

Doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Đáp ứng các yêu cầu khắt khe hơn của khách hàng

Các thương hiệu lớn và nhãn hàng quốc tế đang tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu để đáp ứng các mục tiêu bền vững của họ.

Thu hút khách hàng

Người tiêu dung sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm lâu bền, và thay đổi thói quen tiêu dung theo hướng bền vững.

Làm thế nào năng lượng mặt trời (NLMT) có thể cải thiện mục tiêu ESG của bạn?

• Tác động của ESG

Bằng cách sử dụng năng lượng sạch như nguồn năng lượng mặt trời cho các hoạt động hàng ngày, các công ty đang hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng tích cực và tiến bộ. Điều này cho phép các công ty hoàn thành các mục tiêu ESG hoặc các sáng kiến bền vững với các tiêu chí tác động từ năng lượng sạch và cho phép các công ty tiếp cận đạt được các chứng chỉ về công trình xanh như chứng chỉ LEED.

Lợi ích môi trường của NLMT

Giảm lượng khí thải carbon và sử dụng nước
Thay thế nhiên liệu hóa thạch
Giảm thiểu biến đổi khí hậu

Lợi ích xã hội của NLMT

Thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương với việc cung cấp năng lượng tại tại nguồn
Nâng cao nhận thức về môi trường
Tạo cơ hội phát triển kinh tế

Lợi ích quản trị của NLMT

Tăng cường an ninh năng lượng
Giảm chi phí pháp lý hành chính
Nguồn cung ứng năng lượng đáng tin cậy

BẢNG ĐIỂM CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CHỈ LEED V4.1
O+M (TỔNG ĐIỂM 100)